Hầu hết chúng ta đều biết rằng thật khó có chuyện mỹ phẩm làm cho con người trẻ ra hoặc đem lại tình yêu. Nhưng đó lại là điều những nhà tiếp thị hứa hẹn với phụ nữ từ buổi bình minh của ngành quảng cáo.
Dịch vụ công bố mỹ phẩm
Công bố mỹ phẩm
-
Thông điệp họ đưa ra là: Hãy mua sản phẩm của chúng tôi
để trở nên xinh đẹp, quyến rũ được đàn ông hoặc giữ chồng. Quảng cáo chính là
tác nhân không nhỏ khiến phụ nữ không ngần ngại bỏ số tiền lớn để mua mỹ phẩm
với mong muốn chống lại những dấu hiệu của tuổi tác.
Hãy cùng điểm lại một số quảng cáo mỹ
phẩm ấn tượng trong lịch sử đã giúp các nhà sản xuất “hốt
bạc” từ nỗi ám ảnh của phụ nữ về tuổi tác:
Vợ
bạn? (1908)
Đây là quảng cáo kem massage mặt Pompeian. Nhìn qua thì
có vẻ như quảng cáo này dành cho các ông chồng, nhưng thực tế thì nó nhằm vào
phụ nữ, những người luôn lo rằng mình không còn là cô dâu xinh đẹp hôm nào: “Vợ
bạn có còn tươi trẻ như ngày các bạn đến với nhau? Nếu không, đó là do cô ấy
không chú tâm chăm sóc làn da. Những mối quan tâm xã hội và gia đình, trách
nhiệm làm mẹ…đã để lại nếp nhăn trên khuôn mặt và cướp đi tuổi thanh xuân của vợ
bạn…”
Vẻ
đẹp nhân tạo (1926 )
Nữ diễn viên Edma Wallace Hopper là một trong những ngôi
sao giải trí đầu tiên ở Mỹ quảng cáo mỹ phẩm. Hopper, khi đó đã 40 tuổi, nói:
“Tôi lấy lòng được đàn ông là nhờ sắc đẹp và tuổi trẻ. Vẻ đẹp của tôi là vẻ đẹp
“nhân tạo”. Tất cả những gì của tôi khiến phụ nữ ghen tị đều có được là nhờ sự
chăm sóc chuyên nghiệp”.
Làm
sao để giữ chồng? (1932)
“Tôi tin rằng đa số những bà vợ không để ý rằng người
chồng ngắm nhìn làn da của họ nhiều hơn họ tưởng. Tôi cũng không biết điều này
cho đến khi một chuyên gia tư vấn làm đẹp khuyên tôi: hãy giữ làn da trẻ trung,
bởi vẻ tươi trẻ chính là những gì đàn ông tìm kiếm. Đừng quên chăm sóc làn da
của mình. Đừng dùng mặt mình như một nơi “thử” xà phòng. Vậy làm sao có thể lấy
lại vẻ đẹp của mình theo cách đó?”
Đó là quảng cáo “Làm sao để giữ được chồng?” của xà phòng
Palmolive năm 1932, như một lời đe doạ: Mua xà phòng của chúng tôi, nếu không
bạn sẽ mất chồng vào tay người khác!
Nhanh
chóng tàn phai (1937)
Quảng cáo mỹ phẩm Boncilla Laboratories được
xây dựng như một câu chuyện đêm khuya. Những dòng đầu của quảng cáo như sau:
“Trông bạn trẻ như hồi 8 năm trước vậy, Adele ạ” - “Làm sao bạn làm được điều
đó?” Sự ganh tị thể hiện rõ trong giọng nói của Marjorie. Họ bằng tuổi nhau,
từng là bạn học cùng trường. Sau 8 năm xa cách, họ gặp nhau và cùng tán gẫu đủ
chuyện. Adele vẫn giữ được nét tươi trẻ của mình, còn Marjorie tuy vẫn đẹp nhưng
đã xuất hiện một vài nếp nhăn trên mặt. “Mình chỉ đơn giản là cố gắng giữ gìn
những gì tự nhiên ban tặng bằng cách tự chăm sóc bản thân trong nhà tắm. Mình
làm cho làn da tươi tắn và trẻ lại,” Adele nói.
Giữ
mãi tuổi thanh xuân (1942)
Quảng cáo xà phòng của hãng Palmolive trong thời kỳ Thế
chiến thứ 2 đã so sánh việc gìn giữ vẻ đẹp với lòng yêu nước, thêm vào đó một
lời ẩn ý của sự hy sinh: “Hiện nay, những giây phút bên anh ấy trở nên thật hiếm
hoi, trôi nhanh và quý giá vô cùng. Vì anh ấy và bạn, hãy luôn xinh đẹp và đáng
yêu nhất có thể bất cứ khi nào hai bạn ở bên nhau.”
Đẹp
lên một cách kỳ diệu (1943)
Quảng cáo kem dưỡng da mặt của Hopper là một trong những
quảng cáo đầu tiên sử dụng ảnh chỉnh sửa để nhấn mạnh hiểm họa của việc không sử
dụng đúng loại kem chống nhăn.
Mấy
ai sinh ra đã xinh đẹp (1950)
Quảng cáo này của hãng Elizabeth Arden đã cuốn hút những
người Mỹ thích sự mới mẻ. Bạn không được sinh ra với vẻ đẹp trời phú? Không phải
lo lắng, bạn vẫn có thể sở hữu vẻ đẹp do chính mình tạo ra.
Nét
đẹp bé gái (1968)
Không rõ quảng cáo xà phòng của hãng Freudian Ivory định
nói gì với phụ nữ: “Bạn có thể cạnh tranh với vẻ đẹp trẻ trung của con gái
bạn?”
Làn
da rám nắng khoẻ mạnh (1970)
Quảng cáo này của hãng Coppertone đã đặt hình ảnh cô gái
với làn da rám nắng lên trước tất cả những lời khuyến cáo về việc phơi nắng có
thể gây ung thư da và lão hoá da.
Bạn
có tin vào điều kỳ diệu? (2009)
Quảng cáo kem dưỡng da mặt của hãng La Mer năm 2009 hứa
hẹn đem đến một điều kỳ diệu: làm cho phụ nữ trở nên xinh đẹp. Điều kỳ diệu tất
nhiên không hề rẻ - “thần dược” chống nếp nhăn La Mer trị giá 230 USD cho 2
ounce (khoảng 60g). Bỏ qua yếu tố khoa học, quảng cáo này thuyết phục người tiêu
dùng tin vào “những điều không thể lý giải bởi quy luật của tự nhiên”.
Đến
tuổi già (2009)
Quảng cáo này của Dermitage cho biết sản phẩm tăng cường
collagen, tuy nhiên bản chất nó chỉ nói đơn giản: Hãy mua sản phẩm của chúng tôi
nếu không bạn sẽ nhìn vừa già vừa xấu.
Hãy
mạnh mẽ trước những nếp nhăn (2009)
Quảng cáo sản phẩm chống nhăn của Avene đánh vào tâm lý
của một thế hệ phụ nữ thích sự mạnh mẽ. Bạn không chỉ xoá đi nếp nhăn mà còn
chứng minh rằng mình mạnh hơn nó nhiều. Bạn chống lại những nếp nhăn. Bạn không
để chúng lấy đi bất cứ thứ gì của mình.
Thông điệp họ đưa ra là: Hãy mua sản phẩm của chúng tôi
để trở nên xinh đẹp, quyến rũ được đàn ông hoặc giữ chồng. Quảng cáo chính là
tác nhân không nhỏ khiến phụ nữ không ngần ngại bỏ số tiền lớn để mua mỹ phẩm
với mong muốn chống lại những dấu hiệu của tuổi tác.
Hãy cùng điểm lại một số quảng cáo mỹ
phẩm ấn tượng trong lịch sử đã giúp các nhà sản xuất “hốt
bạc” từ nỗi ám ảnh của phụ nữ về tuổi tác:
Vợ
bạn? (1908)
Đây là quảng cáo kem massage mặt Pompeian. Nhìn qua thì
có vẻ như quảng cáo này dành cho các ông chồng, nhưng thực tế thì nó nhằm vào
phụ nữ, những người luôn lo rằng mình không còn là cô dâu xinh đẹp hôm nào: “Vợ
bạn có còn tươi trẻ như ngày các bạn đến với nhau? Nếu không, đó là do cô ấy
không chú tâm chăm sóc làn da. Những mối quan tâm xã hội và gia đình, trách
nhiệm làm mẹ…đã để lại nếp nhăn trên khuôn mặt và cướp đi tuổi thanh xuân của vợ
bạn…”
Vẻ
đẹp nhân tạo (1926 )
Nữ diễn viên Edma Wallace Hopper là một trong những ngôi
sao giải trí đầu tiên ở Mỹ quảng cáo mỹ phẩm. Hopper, khi đó đã 40 tuổi, nói:
“Tôi lấy lòng được đàn ông là nhờ sắc đẹp và tuổi trẻ. Vẻ đẹp của tôi là vẻ đẹp
“nhân tạo”. Tất cả những gì của tôi khiến phụ nữ ghen tị đều có được là nhờ sự
chăm sóc chuyên nghiệp”.
Làm
sao để giữ chồng? (1932)
“Tôi tin rằng đa số những bà vợ không để ý rằng người
chồng ngắm nhìn làn da của họ nhiều hơn họ tưởng. Tôi cũng không biết điều này
cho đến khi một chuyên gia tư vấn làm đẹp khuyên tôi: hãy giữ làn da trẻ trung,
bởi vẻ tươi trẻ chính là những gì đàn ông tìm kiếm. Đừng quên chăm sóc làn da
của mình. Đừng dùng mặt mình như một nơi “thử” xà phòng. Vậy làm sao có thể lấy
lại vẻ đẹp của mình theo cách đó?”
Đó là quảng cáo “Làm sao để giữ được chồng?” của xà phòng
Palmolive năm 1932, như một lời đe doạ: Mua xà phòng của chúng tôi, nếu không
bạn sẽ mất chồng vào tay người khác!
Nhanh
chóng tàn phai (1937)
Quảng cáo mỹ phẩm Boncilla Laboratories được
xây dựng như một câu chuyện đêm khuya. Những dòng đầu của quảng cáo như sau:
“Trông bạn trẻ như hồi 8 năm trước vậy, Adele ạ” - “Làm sao bạn làm được điều
đó?” Sự ganh tị thể hiện rõ trong giọng nói của Marjorie. Họ bằng tuổi nhau,
từng là bạn học cùng trường. Sau 8 năm xa cách, họ gặp nhau và cùng tán gẫu đủ
chuyện. Adele vẫn giữ được nét tươi trẻ của mình, còn Marjorie tuy vẫn đẹp nhưng
đã xuất hiện một vài nếp nhăn trên mặt. “Mình chỉ đơn giản là cố gắng giữ gìn
những gì tự nhiên ban tặng bằng cách tự chăm sóc bản thân trong nhà tắm. Mình
làm cho làn da tươi tắn và trẻ lại,” Adele nói.
Giữ
mãi tuổi thanh xuân (1942)
Quảng cáo xà phòng của hãng Palmolive trong thời kỳ Thế
chiến thứ 2 đã so sánh việc gìn giữ vẻ đẹp với lòng yêu nước, thêm vào đó một
lời ẩn ý của sự hy sinh: “Hiện nay, những giây phút bên anh ấy trở nên thật hiếm
hoi, trôi nhanh và quý giá vô cùng. Vì anh ấy và bạn, hãy luôn xinh đẹp và đáng
yêu nhất có thể bất cứ khi nào hai bạn ở bên nhau.”
Đẹp
lên một cách kỳ diệu (1943)
Quảng cáo kem dưỡng da mặt của Hopper là một trong những
quảng cáo đầu tiên sử dụng ảnh chỉnh sửa để nhấn mạnh hiểm họa của việc không sử
dụng đúng loại kem chống nhăn.
Mấy
ai sinh ra đã xinh đẹp (1950)
Quảng cáo này của hãng Elizabeth Arden đã cuốn hút những
người Mỹ thích sự mới mẻ. Bạn không được sinh ra với vẻ đẹp trời phú? Không phải
lo lắng, bạn vẫn có thể sở hữu vẻ đẹp do chính mình tạo ra.
Nét
đẹp bé gái (1968)
Không rõ quảng cáo xà phòng của hãng Freudian Ivory định
nói gì với phụ nữ: “Bạn có thể cạnh tranh với vẻ đẹp trẻ trung của con gái
bạn?”
Làn
da rám nắng khoẻ mạnh (1970)
Quảng cáo này của hãng Coppertone đã đặt hình ảnh cô gái
với làn da rám nắng lên trước tất cả những lời khuyến cáo về việc phơi nắng có
thể gây ung thư da và lão hoá da.
Bạn
có tin vào điều kỳ diệu? (2009)
Quảng cáo kem dưỡng da mặt của hãng La Mer năm 2009 hứa
hẹn đem đến một điều kỳ diệu: làm cho phụ nữ trở nên xinh đẹp. Điều kỳ diệu tất
nhiên không hề rẻ - “thần dược” chống nếp nhăn La Mer trị giá 230 USD cho 2
ounce (khoảng 60g). Bỏ qua yếu tố khoa học, quảng cáo này thuyết phục người tiêu
dùng tin vào “những điều không thể lý giải bởi quy luật của tự nhiên”.
Đến
tuổi già (2009)
Quảng cáo này của Dermitage cho biết sản phẩm tăng cường
collagen, tuy nhiên bản chất nó chỉ nói đơn giản: Hãy mua sản phẩm của chúng tôi
nếu không bạn sẽ nhìn vừa già vừa xấu.
Hãy
mạnh mẽ trước những nếp nhăn (2009)
Quảng cáo sản phẩm chống nhăn của Avene đánh vào tâm lý
của một thế hệ phụ nữ thích sự mạnh mẽ. Bạn không chỉ xoá đi nếp nhăn mà còn
chứng minh rằng mình mạnh hơn nó nhiều. Bạn chống lại những nếp nhăn. Bạn không
để chúng lấy đi bất cứ thứ gì của mình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét